Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Dương Công Vinh, Trần Cao Bảo, Trần Thị Thảo Trang, Lê Thị Hồng Phượng (Phân hiệu trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai).

      Nghiên cứu này sử dụng hệ thống điểm BMWP đã phát triển tại Việt Nam (BMWPVIET) và chỉ số ASPT (Average Score Per Taxon) để xác định chất lượng các suối chảy qua TP. Pleiku vào mùa khô và mùa mưa, kết hợp với việc phân tích tương quan để xác định mối liên hệ giữa điểm số BMWPVIET , số lượng taxa và ASPT với chỉ tiêu pH, DO, TSS, COD và BOD5. Kết quả định loại đã xác định được 19 họ động vật không xương sống cỡ lớn, 17 họ động vật không xương sống cỡ lớn có điểm số BMWPVIET, với điểm số có tính chống chịu trung bình và chống chịu cao với ô nhiễm từ 2 đến 6, tính chỉ số ASPT dựa trên điểm số BMWPVIET ghi nhận mức ô nhiễm “α – Mesosarprobe” tại hầu hết các khu vực và “nước rất bẩn – Polysarprobe” tại suối Hội Phú vào mùa mưa. Mức tương quan vừa có ý nghĩa thống kê giữa COD (tương quan thuận), pH và DO (tương quan nghịch) với điểm số BMWPVIET và số lượng taxa, mức tương quan giữa ASPT và các chỉ tiêu lý hóa chưa rõ ràng ngoại trừ COD.

Chỉ số ASPT dựa trên điểm số BMWPVIET

(Nguồn: Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, tập 120, số 6/2016)

Lâm Khương

Số lần xem trang: 2378

Sử dụng hệ thống điểm BMWP(VIET) và chỉ số ASPT đánh giá chất lượng một số suối chảy qua thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai (trích lược)

Liên kết doanh nghiệp

logolink