Đề tài “Ảnh hưởng của tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn đến sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của cây giống cà phê Robusta TR4 ghép trong vườn ươm” với chủ nhiệm đề tài là ThS. Nguyễn Hùng Mạnh (Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai) đã được thực hiện tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai từ tháng 6/2015 đến tháng 9/2015 nhằm xác định được tỷ lệ lá chừa của ngọn ghép và thời gian bao ngọn của cây ghép thích hợp để sản xuất cây giống cà phê Robusta TR4 ghép.


Phương pháp ghép kiểu có chụp bao nilon

     Đề tài gồm hai thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô sọc trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Lô sọc đứng gồm ba nghiệm thức: thời gian bao ngọn 10, 15 và 20 ngày, lô sọc ngang gồm bốn nghiệm thức: chừa lá ngọn ghép 1/4, 1/5, 1/6 và 1/8 lá. Hai thí nghiệm được tiến hành vào tháng 6 và tháng 7/2015.


Sơ đồ bố trí thí nghiệm

     Kết quả thí nghiệm thực hiện ở tháng 6/2015 cho thấy cây ghép sử dụng ngọn ghép chừa 1/8 lá và được bao ngọn đến 15 NSG có tỷ lệ sống cao nhất (85%); trong khi cây ghép sử dụng ngọn ghép chừa 1/8 lá và được bao ngọn đến 20 NSG có tỷ lệ xuất vườn cao nhất (75%) và đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất (0,274).

     Kết quả thí nghiệm thực hiện ở tháng 7/2015 cho thấy sử dụng ngọn ghép chừa lá 1/8 lá và thời gian bao ngọn đến 20 NSG có tỷ lệ sống cao nhất (100%) tỷ lệ xuất vườn cao nhất (87,5%) và đạt tỷ suất lợi nhuận cao nhất (0,486).

     Thí nghiệm tháng 7 cho tổng lợi nhuận (5.059.800 đồng/1.185 cây) cao hơn so với tổng số lợi nhuận của cây ghép trong thí nghiệm tháng 6 (1.884.000 đồng/ 1.002 cây).

(Nguồn: Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở 2015 PHGL)

Lâm Khương

 

Số lần xem trang: 2366

Ảnh hưởng của tỷ lệ chừa lá và thời gian bao ngọn đến sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của cây giống cà phê Robusta TR4 ghép trong vườn ươm (trích lược)

Liên kết doanh nghiệp

logolink