Đề tài “Ảnh hưởng của loại và tỷ lệ vật liệu phối trộn, nồng độ chế phẩm EM đến quá trình ủ phân yếm khí vỏ cà phê” với chủ nhiệm đề tài là Nguyễn Thành Dương (Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai) và Phan Thị Minh Tâm (Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh) được thí nghiệm tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai từ tháng 5/2016 đến tháng 10/2016 nhằm xác định được loại, tỷ lệ vật liệu phối trộn và nồng độ chế phẩm EM thích hợp đến quá trình ủ phân yếm khí vỏ cà phê để rút ngắn thời gian ủ.

Hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số và tỷ lệ C/N của vỏ cà phê và sự phối trộn giữa vỏ cà phê và vật liệu trước ủ.

      Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm đều là các thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 3 lần lặp lại. Thí nghiệm 1 là Yếu tố A là loại vật liệu phối trộn với vỏ cà phê (A1: Phân chuồng (phân bò); A2: Rơm tươi; A3: Phế phẩm rau) và Yếu tố B là tỷ lệ vật liệu phối trộn (B1: 0% (đối chứng); B2: 20%; B3: 30%). Thí nghiệm 2 với Yếu tố A là Loại vật liệu phối trộn, được phối trộn với tỉ lệ 30% (A1: không dùng vật liệu phối  trộn (đối chứng); A2: rơm rạ tươi; A3: phân bò) và Yếu tố B là nồng độ chế phẩm EM  (B1: 0 mL/L (đối chứng: nước lã); B2: 10 mL/L; B3: 20 mL/L).

Ảnh hưởng của vật liệu phối trộn và nồng độ chế phẩm EM hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số của sản phẩm compost sau 60 ngày.


      Kết quả cho thấy vỏ cà phê phối trộn với 30% phân bò kết hợp EM (20 mL/L) cho hàm lượng đạm tổng số trong sản phẩm compost cao nhất là1,82%, tỉ lệ C/N là 22,68 với thời gian ủ rút ngắn chỉ còn 60 ngày.

Lâm Khương

 

Số lần xem trang: 2462

Ảnh hưởng của loại và tỷ lệ vật liệu phối trộn, nồng độ chế phẩm EM đến quá trình ủ phân yếm khí vỏ cà phê (trích lược)

Liên kết doanh nghiệp

logolink