Đề tài “Nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng của rừng thông ba lá trồng tại công ty Nguyên liệu giấy miền Nam tỉnh Kon Tum” với chủ nhiệm đề tài là Đặng Lê Thanh Liên (Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai) được thí nghiệm tại nhà máy sản xuất bột giấy Kon Tum, công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam – Kon Tum từ tháng 07/2011 đến tháng 04/2012 để nghiên cứu về cấu trúc và sinh trưởng của rừng Thông ba lá nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu ổn định lâu dài cho nhà máy cũng như nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân trong vùng, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc, nân cao độ che phủ rừng trên địa bàn Kon Tum
Phương pháp nghiên cứu bao gồm: thu thập những tài liệu, số liệu, bản đồ, tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng. Khảo sát diện tích rừng Thông ba lá trồng các năm, lập ô tiêu chuẩn để đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao, đường kính). Mỗi tuổi lập 3 ô tiêu chuẩn với diện tích mỗi ô là 500 m2 (20 m x 25 m). Ở mỗi tuổi chọn 2 cây để tiến hành giải tích. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và Statgraphics Centurion V 15.
Các chỉ tiêu sinh trưởng của lâm phần Thông ba lá từ 7-11 tuổi
Đặc điểm chung của rừng Thông ba lá từ 7 – 11 tuổi tại khu vực nghiên cứu: mật độ giảm dần theo độ tuổi, đường kính bình quân, trữ lượng, chiều cao bình quân lâm phần của lâm phần Thông ba lá có xu hướng tăng theo tuổi
Đặc điểm sinh trưởng của quần thể Thông ba lá tại khu vực nghiên cứu.
Sinh trưởng về đường kính (a) Sinh trưởng về chiều cao (b) Sinh trưởng về trữ lượng (c)
Đề tài đã đề xuất một số biện pháp: điều chỉnh mật độ lâm phần Thông ba lá cụ thể là mật độ cây còn lại ở tuổi 7, 8, 9, 10, 11 lần lượt tương ứng là 1662 cây/ha, 1552 cây/ha, 1456 cây/ha, 1370 cây/ha, 1295 cây/ha; ngoài ra Công ty cần tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân địa phương và chính quyền địa phương.
(Nguồn: Hội thảo “NCKH và CGCN của Phân hiệu ĐHNL
TP.HCM tại Gia Lai: Tiềm năng và nhu cầu”)
Lâm Khương
Số lần xem trang: 2506