Đề tài “Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân đạm tới sự sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc Vàng hè” với chủ nhiệm đề tài là Lê Phú Quỳnh Như (Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai), Võ Thị Lê Na (Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai) và Lê Minh Sơn (Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai) được tiến hành vào tháng 11/2015 đến tháng 01/2016. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định khoảng cách trồng, lượng phân đạm phù hợp với cây hoa cúc Vàng hè trồng ở Gia Lai.

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân đạm đến đường kính bông
trên cây hoa cúc Vàng hè (cm)

      Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu lô sọc (Strip-plot design), 3 lần lặp lại. Những nghiệm thức yếu tố sọc ngang gồm có 3 khoảng cách trồng (A1: 10x16 cm; A2: 12x16 cm, A3:14x16 cm). Nghiệm thức yếu tố sọc dọc gồm có 4 lượng phân đạm (B1: 120 kg/ha, B2:140 kg/ha, B3: 160 kg/ha, B4: 180 kg/ha).

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân đạm đến năng suất
cây hoa cúc Vàng hè loại 1 (nghìn cây/ha)

      Khi trồng giống hoa cúc Vàng hè với khoảng cách 10x16 cm làm tăng chiều cao cây, năng suất lý thuyết và năng suất cây loại 1, nhưng giảm kích thước bông so với các kích thước trồng lớn hơn. Lượng phân đạm 160 và 180 kg/ha làm tăng chiều cao, số bông, đường kính bông và năng suất cây loại 1 so với khi bón lượng đạm 120 và 140 kg/ha. Kết quả cho thấy đối với giống hoa cúc Vàng hè đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất khi kết hợp trồng với khoảng cách 10x16 cm và bón lượng đạm 160 kg/ha.

(Nguồn: Tạp chí Khoa học, Đại học Văn Hiến, Số 5, 2017)

Lâm Khương



 

Số lần xem trang: 2362

Ảnh hưởng của khoảng cách trồng và lượng phân đạm tới sự sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc Vàng hè.(trích lược)

Liên kết doanh nghiệp

logolink