Đề tài “Khảo sát tình hình bệnh do Parvovirus trên chó nuôi tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” với chủ nhiệm đề tài là Nguyễn Hương QuỳnhĐoàn Hoàng Phú (Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai) được tiến hành tại các phòng khám và điều trị chó mèo tại thành phố Pleiku từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2013 nhằm xác định tình hình bệnh do Parvovirus trên chó nuôi tại thành phố Pleiku và khuyến cáo một số biện pháp phòng, trị bệnh.

Chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim mạch ở chó mắc bệnh do Parvovirus

      Chó mắc bệnh do Parvovirus có triệu chứng điển hình sau: Nôn mửa liên tục, nôn khan ra bọt dãi nhớt màu vàng, tiêu chảy ra máu đỏ tươi, sốt nhẹ; Tần số hô hấp, tần số tim mạch đều cao hơn so với chó bình thường (P > 0.05); Các chỉ tiêu sinh lý máu: số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, thể tích trung bình của hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu và số lượng bạch cầu đều giảm so với chó bình thường (P < 0.05).

Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo phương pháp nuôi

 

      Đề tài khảo sát 231 trường hợp chó bệnh được đem tới khám và chữa bệnh tại các cơ sở điều trị và ghi nhận được: Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus tại thành phố Pleiku thấp với 26/231 (11,26%) chó bệnh được khảo sát. Chó từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi có tỷ lệ bệnh cao nhất 22/26 con chiếm 84,62% trong tổng số chó mắc bệnh do Parvovirus. Giống chó lai có tỷ lệ mắc bệnh do Parvovirus cao hơn hẳn so với chó nội và chó ngoại (P < 0.05). Không có sự khác biệt (P > 0.05) về tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giới tính và theo phương thức nuôi.

(Nguồn: Báo cáo đề tài cấp cơ sở Phân hiệu Gia Lai, 2013)

Lâm Khương

 

Số lần xem trang: 2396

Khảo sát tình hình bệnh do Parvovirus trên chó nuôi tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai (trích lược)

Liên kết doanh nghiệp

logolink