Đề tài “Nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và buôn bán cây mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại huyện K’Bang tỉnh Gia Lai” với chủ nhiệm đề tài là Nguyễn Thị Thu (Phân hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai) được thực hiện trên phạm vi lâm phần công ty Lâm nghiệp Sơ Pai từ tháng 05/2014 đến tháng 12/2014 nhằm đánh giá một cách tổng quát giá trị kinh tế và giá trị sử dụng loài cây mật nhân (Eurycoma longifolia Jack). Đề tài đã sử dụng các phương tiện nghiên cứu có sự tham gia của người dân và các phương pháp điều tra thực địa để thu thập số liệu, áp dụng các phần mềm xử lý số liệu, phần mềm biên tập bản đồ để thực hiện đề tài này và kết quả được như sau:

Mật nhân phân bố đai cao từ 500 - 700 m

      + Kết quả thực địa cho thấy, cây Mật nhân có phân bố rãi rác trên diện rộng. Tuy nhiên mật độ phân bố phụ thược vào đai cao và loại đất, điều kiện sinh thái nơi mọc phụ thuộc vào độ tàn che của thảm thực vật rừng. Mật nhân tập trung ở nhiều nhất ở đai cao từ 500-700m với phân bố mật độ từ 115 cây/ha  đến  284  cây/ha  trên các lọai đất khác nhau. Mật nhân có mật độ phân bố cao nhất tại điều kiện lập địa đất xám hình thành và phát triển trên đá mẹ Granít (Xa) với mật độ dao động từ 142-284 cây/ha và trung bình đạt 198 cây/ha. Mật nhân là cây ưa sáng, chúng ta chỉ có thể bắt gặp cây Mật nhân sinh trưởng tốt ở độ tàn che dưới 0,6 - thảm thực bì không quá cao và thoáng.

Mức độ thường xuyên khai thác của người dân

 

      + Trong những năm gần đây mức độ khai thác hàng năm ước tính dao động từ 139,5 tấn – 257 tấn. Tương đương với con số này trước năm 2010 là từ 29,6 tấn – 99,8 tấn. Như vậy, lượng khai thác tại thời điểm nghiên cứu đã tăng 2,6-4,7 lần so với thời điểm trước năm 2010. Nếu tính bình quân trên đầu hộ thì với mức khai thác như trên, mỗi hộ hàng năm khai thác từ 118,7kg –218,7 kg. Nguyên nhân chính là do nhu cầu người sử dụng cây Mật nhân tăng nhanh kéo theo số lượng người dân vào rừng khai thác thường xuyên tăng lên đáng kể. Mặt khác, với tình trạng khai thác tràn lan không có sự quản lý và hình thức khai thác mang tính chất hủy diệt làm giảm khả năng tái sinh của loài cây thuốc quý này.

(Nguồn: Báo cáo đề tài cấp cơ sở Phân hiệu Gia Lai, 2015)

Lâm Khương

Số lần xem trang: 2514

Nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng và buôn bán cây mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) tại huyện K’Bang tỉnh Gia Lai (trích lược)

Liên kết doanh nghiệp

logolink