Như các bạn đã biết, Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai có trụ sở mới tại đường Trần Nhật Duật, thôn 1, xã Diên Phú, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 3km về phía khu đô thị Phú An được thành lập và đi vào hoạt động từ này 22 tháng 5 năm 2006.
Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại với kinh phí xây dựng trên 1.9 tỷ đồng
Với quy mô xây dựng gần 7 ha, cơ sở vật chất được trường đầu tư đa dạng, hiện đại với đầy đủ tiện nghi phục vụ tối ưu cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên như: khu lớp học, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học trên máy tính, phòng học năng khiếu, Âm nhạc, Kỹ năng sống, Thư viện, …
Trong khuôn viên trường có hệ thống các sân thể thao rất đa dạng gồm: 2 sân bóng chuyền, 1 sân học thể dục giúp các em sinh viên có thể phát huy tối đa các năng khiếu của mình.
Ngoài ra, Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai còn đầu tư một mảnh đất hơn 1.5ha, được thiết kế trại trải nghiệm giáo dục của sinh viên một khu vực trồng các loại thực phẩm sạch phục vụ cho bữa ăn hằng ngày đặc biệt thực hành đúng chuyên ngành Nông Học tại trường học.
Với cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại và đa dạng, Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai hiện nay được xem là một trong những trường Đại học có quy mô hàng đầu tỉnh Gia Lai
“Không gian Sáng tạo Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai” – nơi sinh viên thỏa sức sáng tạo
Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai với định hướng phát triển mạnh phương pháp giáo dục có tính thực tiễn cao STARTUP - NLG, tạo điều kiện cho tất cả các em sinh viên được phát huy tối đa các khả năng, ý tưởng sáng tạo của mình trong học tập cũng như nghiên cứu khoa học.
Sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai có không gian riêng để sáng tạo, nghiên cứu khoa học
STARTUP - NLG là viết tắt của các từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), ARt (Nghệ Thuật), Unit ( đơn vị) và Physics: (Vật lý) – NLG ( Nông Lâm Gia Lai). Giáo dục STARTUP - NLG về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức, tư duy và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những kiến thức và kỹ năng này được tích hợp và lồng ghép, bổ trợ lẫn nhau để giúp sinh viên vừa hiểu được nguyên lý, vừa có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm có tính ứng dụng thực tế.
Trước những ưu việt của phương pháp STARTUP - NLG, Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai đã xây dựng riêng khu vực cho sinh viên với tên gọi “Sáng tạo tuổi trẻ Nông Lâm”. Tại đây, các sinh viên có thể thỏa thích phát huy, thể hiện mọi ý tưởng sáng tạo của mình.
Cuối năm học 2019 nhà trường kết hợp với các bạn sinh viên tổ chức cuộc thi “ Ý tưởng nhỏ, thành công lớn” sau thành công đó nhà trường thấy tiềm năng lớn từ các bạn sinh viên. Đầu năm học 2020 nhà trưởng tiếp tục tổ chức cuộc thi “ Phát động cuộc thi viết báo tường về các tấm gương khởi nghiệp liên quan đến các lĩnh Vực Nông – Lâm – Thú Y cho sinh viên “ do ban cố vấn học tập đảm nhiệm. Một số bài viết mang tính sáng tạo, trình bày sạch đẹp, tinh tế và thu hút người đọc như:
Tác phẩm: Trăn trở trước tình trạng nông sản được mùa mất giá, Thạch Thị Chal Thi ở Trà Vinh đặt mục tiêu phải gia tăng giá trị của cây dừa miền Tây với sản phẩm mật hoa dừa. Cô gái Khmer Thạch Thị Chal Thi là một tấm gương thành công, tấm gương phụ nữ vươn lên làm kinh tế. Thành công này có thể là cảm hứng cho rất nhiều người khác nữa. Đây là tác phẩm do Chi đoàn DH19NHGL thực hiện.
Tác phẩm: Khởi nghiệp từ vùng đất trũng, không điện sáng, không nguồn nước sạch nhưng anh Nguyễn Đăng Cường (Thuận Thành, Bắc Ninh) vẫn trở thành tỷ phú sau nhiều năm thử nghiệm với giống vịt trời. Do chi đoàn DH19TYGL thực hiện.
Tác phẩm: Với niềm đam mê chăn nuôi, anh Mai Ngọc Thành (SN 1985), thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ. Đến nay, đàn chim trĩ đã mang lại cho gia đình anh thu nhập mỗi năm khoảng trên 120 triệu đồng. Do chi đoàn DH18KEGL thực hiện.
“Với sự định hướng, đầu tư nghiêm túc từ lãnh đạo Nhà trường, sự tâm huyết, hăng say của các thầy cô giáo cùng với sự khát khao, đầy sáng tạo các bạn sinh viên đang dần hoàn thiện phòng Khoa Học – Nghiên Cứu – Sáng Tạo Này.
Theo CNA.
Số lần xem trang: 2657