Đề tài nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Tri Quang Hưng (Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Minh Kỳ (Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai), Nguyễn Kiến Trúc (Ban Quản lý KCN Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), Hoàng Anh Lê (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc Gia Hà Nội).
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Danh sách các KCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại lần lượt tương ứng 124.043 kg/ngày; 15.871kg/ngày và 952kg/ngày. Lượng chất thải có khả năng tái sử dụng cao như sắt vụn, nhựa, giấy carton lần lượt tương ứng 1.891 kg/ngày, 12.143 kg/ngày và 40.033 kg/ngày.
Trên cơ sở đó đề xuất mô hình quản lý chất thải nhằm giúp doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đạt hiệu quả và không gây lãng phí tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Ước tính hiệu quả tiết kiệm chi phí từ các hoạt động tái sử dụng chất thải tương đương 42.732.400 đồng/ngày. Qua đó, hỗ trợ công tác quản lý môi trường tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp đạt hiệu quả, không gây lãng phí tài nguyên và góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường.
Ước tính hiệu quản tiết kiệm chi phí từ các hoạt động tái sử dụng chất thải.
Mô hình đề xuất theo hướng tiếp cận sinh thái cho các KCN ở Tiền Giang
Mô hình tiếp cận sinh thái tái sử dụng chất thải cho các KCN ở Tiền Giang được đề xuất phù hợp và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đây là mô hình thực hành tốt đáp ứng nhu cầu BVMT và PTBV. Các quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm được gắn kết chặt chẽ với nhau nhằm xử lý, giảm thiểu chất thải và khai thác tiềm năng từ các nguồn chất thải. Hoạt động quản lý và xử lý CTCN góp phần giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và hạn chế các tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
(Nguồn: Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp số 05/2017 của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
Bảo Dương
Số lần xem trang: 3630